Về miền Tây mùa nước nổi có gì vui?
- 14/10/2017
Về miền Tây mùa nước nổi bạn sẽ có dịp chiêm ngưỡng sắc hoa tràm trắng tinh khiết, những đồng sen nở rộ khắp một vùng Đồng Tháp Mười, hay những chùm bông điên điển vàng rực "lủng lẳng" ở mé sông, bờ đê. Đặc biệt, bạn sẽ được thưởng thức những đặc sản chỉ có ở mùa nước nổi.
Như một lời hò hẹn của thiên nhiên, hàng năm cứ từ tháng 8 đến tháng 11 âm lịch, miền Tây lại bước vào mùa nước nổi.
Miền Tây mùa nước nổi tháng mấy ? Ở Đồng bằng sông Cửu Long, mùa nước nổi thường bắt đầu từ tháng 7 âm lịch đến tháng 10 âm lịch (khoảng tháng 8 đến tháng 11 dương lịch) hàng năm là thời điểm con nước từ đầu nguồn sông Mê Kong đổ về. Miền Tây mùa nước nổi thể hiện rỏ nét nhất ở hai tỉnh đầu nguồn Đồng Tháp, An Giang và vùng tứ giác Long Xuyên. Vào mùa này, trên những cánh đồng được phủ bởi một biển nước mênh mông, tạo nên khung cảnh đẹp như tranh vẻ. Mùa nước nổi mang lại nguồn lợi thủy sản dồi dào cho người dân miền Tây nhờ hiện tượng ngập lụt trên toàn bộ đồng bằng sông Cửu Long đem lại.
Miền Tây mùa nước nổi đi đâu chơi?
Rừng tràm Trà Sư, An Giang
Mùa con lũ về, thảm thực vật phong phú khiến bức tranh miền sông nước sinh động hơn bao giờ hết. An Giang 2018 - Ảnh: Hachi8photos
Về Trà Sư mùa nước nổi bạn mới thấy hết vẻ đẹp của một khu rừng tràm rộng lớn. Đây là thời điểm đẹp nhất trong năm của rừng tràm Trà Sư, cả khu rừng đẩy nước với những mảng bèo lục bình xanh mướt phủ kín mặt nước.
Ngồi trên những chiếc xuồng ba lá, bạn sẽ được thả mình trong bốn bề xanh ngắt với hàng cây tràm thẳng tắp hai bên, vừa chạm tay vào những đám bèo ngay sát mặt nước và ngắm những bông điên điển vàng rực hai bên.
Ở rừng Trà Sư có 70 loài chim, thuộc 13 bộ và 31 họ, trong đó có 2 loài chim quý hiếm được ghi trong sách Đỏ Việt Nam là giang sen (Mycteria leucocephala) và điêng điểng (Anhinga melanogaster).
Không chỉ phong phú về động vật, rừng tràm Trà Sư còn là nơi tụ họp của 140 loài thực vật, thuộc 52 họ và 102 chi, trong đó có 22 loài cây gỗ, 25 loài cây bụi, 10 loài dây leo, 70 loài cỏ, 13 loài thủy sinh, 11 loài sinh cảnh, 78 loài thuốc và 22 loài cây cảnh….
Cách thị xã Châu Đốc chừng 30km, rừng tràm Trà Sư tại An Giang mang nét đẹp điển hình của mùa nước nổi miền Tây. Thật phí phạm nếu như bạn về miền Tây mà không dành thời gian thả trôi mình với thiên nhiên mát lành nơi đây.
Vườn Quốc gia Tràm Chim - Đồng Tháp Mười
Hàng năm mỗi khi con nước tràn về, Tràm Chim - khu Ramsar của thế giới và được xếp vào 1 trong 8 vùng chim quan trọng ở vùng nước ngọt của Việt Nam khoác lên mình tấm áo mới đầy sắc màu cùng vũ điệu rực rỡ của thiên nhiên.
Cảnh vật và hệ sinh thái Tràm Chim như một bức tranh thủy mặc vào mùa nước nổi
Vào mùa nước nổi, Tràm Chim thành một ốc đảo giữa trời nước mênh mông. Trên các cánh đồng lúa trời, sen, súng, tràm…, hàng ngàn cánh cò trắng điểm xuyết trên nền tràm xanh mát, tạo nên khung cảnh rất ấn tượng. Bước lên chòi canh, phóng tầm mắt trải rộng về phía chân trời, khách như ôm cả vào lòng bức tranh thiên nhiên thuần một màu xanh mát dịu.
Chim còng cọc tập trung về đây săn cá. Tràm Chim sở hữu hàng trăm loài chim, trong đó có hàng chục loài nằm trong danh sách đỏ
Ở Tràm Chim mùa này, nhìn đâu cũng là sự sống dồi dào với những loài chim quý bay lượn, cá động dưới nước, các loài hoa đua nhau khoe sắc.
Lúa ma chỉ thu hoạch vào ban đêm. Chỉ ở Tràm Chim mới có
Được trải nghiệm làm nông dân cùng với các ngư cụ đánh bắt cá
Phương tiện chuyên chở khách du lịch tại Tràm Chim là ghe xuồng, phải mất gần 2 tiếng đồng hồ mới đi hết được
Mùa nước nổi cũng là lúc những đồng sen nở rộ khắp nơi. Rảo bước dạo chơi trên những bờ đê hay khua mái chèo rẽ nước lướt giữa hương sen thoang thoảng để thấy lòng mình thật yên bình và thanh thản.
Chợ nổi trên sóng nước Long Xuyên
Nếu chọn về Châu Đốc – An Giang mùa này, bạn sẽ đặt chân đến một trong những chợ nổi đặc trưng của vùng sông nước miền Tây. Dù không lớn và sầm uất như chợ nổi Cái Răng ở Cần Thơ nhưng khi đến với chợ nổi Long Xuyên, bạn vẫn cảm thấy như đang hòa mình vào nét sinh hoạt bình dị của người dân ở đây.
Tờ mờ sáng, hàng trăm chiếc ghe xuồng nối đuôi nhau tụ tập san sát ở khu vực bến sông này để bắt đầu một ngày buôn bán, bốc dỡ hàng hóa nhộn nhịp. Các mặt hàng được bán ở chợ nổi Long Xuyên nhiều nhất là các sản phẩm hoa màu: Rau, củ, quả… được các thương lái vận chuyển từ “xứ rẫy” Chợ Mới, Phú Tân, Châu Phú hoặc từ tỉnh Đồng Tháp đến bán. Ngoài ra, còn có nhiều tàu, thuyền chuyên chở các loại trái cây từ Vĩnh Long, Tiền Giang tập kết về đây để bỏ mối cho các tiểu thương tại các chợ đầu mối ở trung tâm thành phố Long Xuyên.
Vào mùa nước nổi, những sản vật như cá linh, bông súng, bông điên điển… được bày bán trên từng chiếc xuồng chèo len lỏi giữa chợ. Đây chính là cơ hội hiếm có để du khách chiêm ngưỡng cận cảnh, cùng nắm bắt những khoảnh khắc chân thật và sinh động nhất mà nét đẹp mùa nước nổi ban tặng.
Một điều đặc biệt là khi đến chợ nổi, khách hàng cứ ở yên một chỗ vẫn có thể thưởng thức được các món ăn, do những người phụ nữ chèo xuồng len lỏi giữa những chiếc thuyền lớn để bán những tô bún cá, bún riêu cua, bánh bò, bánh chuối… và đủ các loại nước giải khát.
Kênh Vĩnh Tế, An Giang
Nằm trên địa phận hai tỉnh An Giang và Kiên Giang ở đồng bằng sông Cửu Long, kênh Vĩnh Tế là con kênh đào lớn nhất trong lịch sử thời phong kiến Việt Nam.
Con kênh này chạy song song với đường biên giới Việt Nam - Campuchia, bắt đầu từ bờ tây sông Châu Đốc thẳng nối giáp với sông Giang Thành, thuộc thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang ngày nay.
Đến đây, bạn có thể tìm hiểu rỏ nét đời sống người dân miền Tây mùa nước nổi, được chèo xuồng hái bông điên điển, bông sung, được giăng lưới bắt cá linh, đặc sản mùa nước nổi, cá rô đồng, cá mè Vinh…
Búng Bình Thiên - Yên bình hồ nước trời ban
Bạn có thể đến búng vào mọi thời điểm trong năm, song búng Bình Thiên mùa nước nổi vẫn là thời điểm đẹp nhất. Khi đó, diện tích mặt nước của búng tăng gấp nhiều lần so với các tháng khác trong năm. Búng Bình Thiên trở mình tạo nên một làn gió mới trong bức tranh miền Tây xinh đẹp.
Cảm nhận đầu tiên mà Búng Bình Thiên mang đến cho bạn là cảm giác êm đềm, dịu mát giữa một không gian xanh trải rộng đến hút tầm mắt. Đó là một vùng trời nước bao la, được tạo nên bằng bàn tay kỳ diệu của tạo hóa.
Búng Bình Thiên đẹp nao lòng - Ảnh: yeunhiepanh
Có thể nói rằng, đây là hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất miền Tây. Búng Bình Thiên còn có tên gọi khác là Hồ nước trời. Vào mùa nước nổi, nước dâng lên làm mặt hồ rộng khoảng 900 ha, nước trong xanh và phẳng lặng như mặt gương.
Vẻ đẹp khó tả - Ảnh: Huynh Phuc Hau
Cảnh quan búng thật khoáng đãng, gió lộng tứ bề. Khi mùa nước nổi đến, nhà sàn của một bộ phận cư dân sống ven hồ núp dưới những rặng cây xanh nhưng xung quanh ngập nước, tựa như bức tranh phong cảnh, với cỏ – cây – hoa – lá được thêu trên nền trắng xanh thơ mộng của bức tranh tự nhiên vậy!
Nếu tháng 10 là mùa của hoa tam giác mạch Tây Bắc, thì ở búng Bình Thiên những bông hoa nhút vàng rực, nổi bật trên tông màu đỏ của phù sa và hàng cây xanh ven bờ.
Đến Búng Bình Thiên mùa nước nổi, tức là tháng 7 đến đầu tháng 10 âm lịch, bạn có thế du ngoạn trên mặt hồ ngắm nhìn phong cảnh thiên nhiên hữu tình, nghe những bài ca vọng cổ xao lòng trong mênh mang màu vàng bông điên điển. Nếu đi đúng dịp, bạn còn được tham gia các hoạt động văn hóa như đua thuyền, bơi lội… đến những trò chơi dân gian mùa nước nổi như chống xuồng đua, nơm cá,... Về đêm, bạn lại được thưởng thức văn nghệ tại một sân khấu nổi đậm chất dân gian được dựng ngay trên mặt hồ.
Thuê xe 16 chỗ đi miền Tây mùa nước nổi vui lòng liên hệ:
Đặc sản miền Tây mùa nước nổi
Bông điên điển vàng tươi trong nắng
Mùa cá linh quẩy trắng ruộng đồng…
(Mùa nước nổi – Nguyễn Anh Khanh)
Về miền Tây mùa nước nổi, đừng quên thưởng thức những món ăn dân dã, đồng quê nhưng đậm đà đến khó quên.
Cá linh, bông điên điển
Khi nói tới ẩm thưc miền Tây mùa nước nổi, thì người ta nghĩ ngay tới hai tặng phẩm thiên nhiên ban cho nơi đây: cá linh và bông điên điển. Khi bắt đầu bước vào tháng 7 âm lịch, thời gian nước nổi bắt đầu ngập tràn đất trời. Cũng là khi những chú cá linh con quẫy đuôi và bơi tung tăng trong dòng nước. Cá linh non có thịt béo ngọt, hầu như không có xương và đầy trẻ trung như vùng đất luôn luôn tươi mới này.
Cá linh và bông điên điển tươi ngon đầu mùa- Ảnh: Sưu tầm
Cá linh và bông điên điển là sự kết hợp kinh điển của ẩm thực miền Tây mùa nước nổi. Cá linh đầu mùa tầm tháng 9-10 là cá linh non, thịt mềm, hầu như không có xương, thịt ngọt. Đúng độ ấy, bông điên điển cũng vào mùa trổ bông, những bông hoa dại màu vàng ươm, vị giòn, bùi.
Lẩu cá linh bông điên điển - món ăn đặc sắc của Đồng Tháp
Điên điển, cá linh tạo ra những món ăn thuần khiết nhất của mảnh đất này như một lẽ tự nhiên. Những món ngon từ bông điên điển và cá linh có thể kể đến như: Lẩu cá linh bông điên điển, cá linh chiên bột, cá linh chiên trứng, cá linh kho mía, cá linh kho khế, bánh xèo bông điên điển,.. bông điên điển có thể làm dưa chua, có thể để nấu canh, làm gỏi hay xào với tép đồng, mắm cá linh,…và đặc biệt ăn sống chấm với cá kho, nhúng lẩu chua và ăn kèm với bún cá.
Nếu may mắn về miền Tây mùa lũ, du khách phương xa đừng nên bỏ qua “khúc biến tấu” từ đặc sản cá linh, một đặc ân tự nhiên chỉ tìm thấy duy nhất do dòng Mê Kong ban tặng.
Bông súng mắm kho
Bông súng cũng là loại nguyên liệu đặc trưng chỉ có ở mùa nước nổi đồng bằng sông Cửu Long. Chúng mọc ở vũng đất trũng, đọng bùn, khi mùa nước về, bông súng trồi lên.
Thu hoạch bông súng- Ảnh: Son Nguyen
"Muốn ăn bông súng mắm kho/ Thì vô Đồng Tháp ăn cho đã thèm". Nói đến mắm kho bông súng thì địa danh Đồng Tháp đã đi vào ca dao tục ngữ để chỉ đặc sản của vùng Đồng Tháp Mười này.
Món ăn rất đơn sơ, bình dị và dân dã nhưng nó hội tụ tất cả tinh túy của hương đồng gió nội để làm nên một món ăn mà khi một ai đến vùng Đồng Tháp Mười được nếm thử nó phải xuýt xoa, trầm trồ.
Bông súng mắm kho, một đặc sản của miền Tây mùa nước nổi, là sản vật mà thiên nhiên đã ban tặng cho vùng đất này để làm nên nét văn hóa riêng của các vùng miền trên cả nước.
Mắm kho phải ăn lúc còn nóng thì mới ngon. Hương thơm của mắm ngào ngạt làm cho chúng ta không khỏi nuốt nước miếng cùng cảm giác thèm thuồng hiện rõ ra trên gương mặt. Ăn mắm kho, ngoài bông súng thì chúng ta có thể ăn với các loại rau ghém khác tùy theo sở thích của từng người. Cái giòn giòn của bông súng, mùi thơm của mắm, béo béo của thịt ba rọi, giòn giòn, ngòn ngọt của tép đồng và mùi the the của sả, cay cay của ớt làm thành một món ăn dân dã, bình dân mà tuyệt vời.
Chuột đồng nướng lu
Nếu không phải dân miền Tây, nghe thấy thịt chuột nhiều người sẽ không dám ăn. Nhưng thực tế đây là những chú chuột đồng, chuyên ăn lúa gạo nên không mang nhiều vi khuẩn như chuột cống.
Đi khắp miền Tây mùa nước nổi, bạn sẽ thấy nơi đâu cũng bày bán thịt chuột đồng. Ngoài món chuột hun khói vốn đã rất quen thuộc, thì món chuột đồng quay lu không chỉ là món ăn mà còn là nét văn hóa đặc trưng của người dân Nam Bộ và thường chỉ có vào mùa gặt.
Thịt chuột có thể nướng tẩm ướp các loại gia vị như muối ớt, sả... Cách đặc biệt nhất ở miền Tây chính là nướng lu. Chuột để nướng lu phải là những chú chuột đã ăn no lúa chín, béo múp, được làm sạch ruột, cắt móng, rồi tẩm ướp gia vị, sau đó móc từng con vào lu. Vừa quay vừa trở tay, thêm mỡ, thêm nước gia vị, khoảng một tiếng sau thì chuột chín vàng. Thịt thơm, mềm và da rất giòn, ngon.
Nếu đã từng một lần nếm thử chuột đồng chắc chắn bạn sẽ nhớ mãi và muốn quay lại miền Tây để thưởng thức.
Thuê xe 16 chỗ cao cấp du lịch miền Tây mùa nước nổi vui lòng liên hệ:
Miền Tây được thiên nhiên ưu ái nhiều sản vật, là vựa trái cây quanh năm. Đặc biệt, mùa nước nổi mang một đặc trưng riêng, thu hút khách du lịch khắp nơi đổ về.
Nguồn: THUEXETAIDAY tổng hợp
Quý khách chưa rõ về Về miền Tây mùa nước nổi có gì vui? xin cứ hỏi, chúng tôi sẽ trả lời.